HOA CỨT LỢN TÍM ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP / VIÊM XOANG
* Tên gọi:Cây hoa cứt ợn hay còn có tên gọi khác đó là cây hoa ngũ sắc, cây ngũ vị, cây cỏ hôi. Cây hoa cứt lợn có tên gọi như vậy là vì cây có mùi hôi như cứt lợn, tên được lan truyền trong dân gian đã từ nhiều đời nay.
* Mô tả: Cây cứt lợn là cây thảo mọc hàng năm nó cao thường 25 đến 50 cm, có nhiều lông mềm, lá mọc đối hình trứng, mép lá có hình răng cưa, toàn thân và lá đều có lông. hoa cứt lợn nhỏ màu tím hay là màu trắng xanh xếp thành đầu các đầu này tập hợp lại thành chùm, quả bé, có 3 sống dọc, màu đen.
Hoa Cứt Lợn Tím đặc trị bênh viêm nhiễm đường hô hấp.
* Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây: Thân, lá, rễ, đều được sử dụng làm vị thuốc, có thể dùng tươi hoặc khô đều được.
* Về phân bố: cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi.
* Về thành phần hóa học: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Có khoảng có 0,16%, tinh dầu trong cây, hoa của nó có 0,2% tinh dầu. Trong tinh dầu hoa và lá đều có cadinene, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác như: Alcaloid, saponin nó có công năng thanh nhiệt giải độc tiêu sưng cầm máu trừ sỏi.
* Công dụng: Theo y học cổ truyền: Cây hoa cứt lợn có vị cay, tính mát, đi vào hai kinh can chính là thủ quyết âm tâm bào và thủ thái ấm phế, Nó có tác dụng giải độc, thanh nhệt, tiêu thúng, sát trùng...chuyên dùng cho việc chữa bệnh cảm mạo, phát sốt, các bệnh viêm nhiễm, sưng đỏ, mụn nhọt...ngóng trong người, ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh sa tử cung và u tử cung. Điều đặc biệt là nó có tác dụng rất tốt với những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng. viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây chất lượng còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh… Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.
* Cách dùng và liều dùng cây hoa cứt lợn như sau:
- Đối với những người bị viêm xoang mũi dị ứng ta nên lấy cây cứt lợn tươi rửa sạch giã nát vắt lấy nước tẩm vào bông sau đó ta dùng bông nhét vào lỗ mũi.
- Với những người phụ nữ bị bệnh rong huyết sau khi sinh nở, thì ta có thể lấy 30 đến 50 gam cây cứt lợn tươi, đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước và uống trong ngày.
- Những người hay rụng tóc và tóc yếu ta có thể phối hợp đun nước cây cứt lợn với bồ kết để gội đầu sẽ rất là hiệu quả, giúp cho tóc mọc nhanh và khỏe.
* Một số bài thuốc để chữa bệnh bằng cây cứt lợn:
- Với những người bị viêm họng: Ta có thể lấy cây cứt lợn 20 g, cây kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g, lá rẻ quạt 6 g, sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.
- Bị viêm đường hô hấp: Lấy cây hoa cứt lợn 20g, cây cam thảo đất 16 g, lá bồng bồng 12 gam, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
- Bị sỏi tiết niệu: Cây hoa cứt lợn 20 g, cây kim tiền thảo 16g, cam thảo đất 16 g, râu ngô 12 g, cây mã đề 20g, sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Thông thường sau sinh 1 tuần phụ nữ sẽ hết ra huyết, nhưng trường hợp bị rong có khi kéo dài 3 - 4 tuần, nên sử dụng bài thuốc sau: Cây hoa cứt lợn tươi lấy 30g đến 50g rửa sạch, vò nát, sau đó vắt lấy nước chia là 3 lần uống, uống liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Với những người bị viêm xoang: Ta có thể lấy cây cứt lợn 30 g, cam thảo đất 16 g, kim ngân hoa 20 g, quả ké đầu ngựa 12g, tất cả những thứ này đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.
- Để chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng: với những người bị viêm xoang, mũi lúc nào cũng buồn và ngứa ngáy, hắt hơi liên hồi, nước mũi trong veo cứ chảy tự nhiên, còn đau âm ỉ vùng mũi và trán, trong mõi lúc nào cũng cảm giác buồn buồn chỉ muốn ngoáy mũi, những người bị viêm xoang sàng còn đau lên trên đỉnh đầu. Người mệt mỏi, thở khó, mũi cứ ngạt liên tục, rất khó chịu. Dùng lá cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch lượng tùy theo, đem giã nát vắt lấy nước tẩm vào bông, nhét cả miếng bông tẩm thuốc vào lỗ mũi, ngày thay bông 2 lần, đặt liên tiếp 7 ngày liên tục. * Lưu ý: Phương pháp này không dùng cho trẻ em vì nó rất khó chịu.
- Với những người bị Eczema, chốc đầu: Lấy cây cứt lợn lượng vừa phải đem nấu nước rửa tổn thương, rửa vào vết thương ngày một đến hai lần.
- Với những bị mụn nhọt sưng đau: Những người tai nhọt sưng đau, mụn nhọt mọc lên trên cơ thể, lúc đầu còn nhỏ, sau to dần sưng lên, sờ vào nóng, có màu đỏ, có đầu đinh, đi lại vận động khó khăn. Cây hoa cứt lợn tươi, lấy cả cây rửa sạch giã nhỏ cho thêm vài hạt muối đắp vào chỗ có nhọt độc, sau đó lấy băng buộc thuốc vào cho chặt. Làm ngày một lần, khi nào hết sưng thì dừng.
- Với người bị cảm mạo, sốt rét: Người bệnh bị cảm mạo, sốt rét, thường hắt hơi, sổ mũi đau đầu, chóng mặt, người lạnh, lúc sốt nóng, lúc sốt rét, người mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn uống kém, chân tay rã rời. Lấy 20g cành và lá cây hoa cứt lợn đã khô, với 500ml nước sắc lên còn 200 ml chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Với những người mái tóc bị xơ, khô, gãy rụng: Khi mái tóc yếu, những sợi tóc bị khô, xơ, rụng và hay gãy, Lấy cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch, liều lượng tùy, đun sôi để nguội, gội đầu hằng ngày sẽ được mái tóc đen dài mượt mà, thướt tha, óng ả. Không có tác dụng phụ, không tốn kém, lại đạt được hiệu quả cao.
- Với người mắc ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Lấy cây cứt lợn 20 g, cây cỏ nhọ nồi, 30g, Kim hữu khấu 30g, cây dạ hương ngưu 30g, tất cả các cây đều tươi, đem giã nát và thêm vào 15ml nước cây ma phong, uống sau bữa ăn mỗi ngày uống 2 lần.

Cây Hoa cứt lợn tím
=> Cây hoa cứt lợn rất nhiều tác dụng, khi chúng ta sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và đặc biệt là phải tránh nhầm lẫn cây hoa cứt lợn với cỏ ngũ sắc, cây ngũ sắc và cây cỏ lào nó cũng được gọi là cây cứt lợn hay là cây cỏ hôi nó sẽ không có tác dụng để chữa bệnh nhiều.
Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã lắng đa quan tâm theo dõi. Hãy chia sẻ để nhiều người được biết đến công dụng và tác dụng của cây hoa cứt lợn.